Thủ tục cưới hỏi 2 lần của người Việt Nam
Một số ý kiến theo quan niệm xưa cho rằng, con gái có tuổi “Đinh, Nhâm, Quý, Giáp” thường phải lấy 2 đời chồng hoặc các cô gái lấy chồng vào tuổi 1, 3, 6, 8 (tuổi tính theo âm lịch) không tốt. Vì thế tất cả những cô dâu này khi lấy chồng sẽ phải tổ chức đám cưới 2 lần.
Đây là thủ tục rườm rà và mang tính tâm lý, tuy nhiên nếu 2 gia đình đã thống nhất và đôi uyên ương không thể trái ý cha mẹ thì cả 2 cần tìm hiểu rõ thủ tục để đám cưới diễn ra suôn sẻ và không gây nên nhiều mệt mỏi cho cô dâu chú rể.
Theo đó, thủ tục được tiến hành như sau: Sau lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ đón cô dâu về nhà luôn và tới ngày hôm sau, cô dâu phải tự quay lại nhà mẹ đẻ mà không để ai biết, kể cả chú rể.
1/ Hình thức tiến hành
Hiện nay, các gia đình thường chọn lễ ăn hỏi là dịp đón dâu lần 1, đến ngày cưới, nhà trai lại đón cô dâu về lần 2. Sau khi làm lễ ăn hỏi, chú rể được phép lên phòng cô dâu, trao hoa cưới cho cô dâu rồi đón cô về nhà. Trong lễ đón dâu lần 1, cô dâu chú rể không trao nhẫn hay quà tặng nhưng vẫn giữ nguyên thủ tục thắp hương, trình diện trên bàn thờ tổ tiên. Sau đó 2 gia đình có thể tổ chức tiệc nhỏ gọn tại nhà để mời bạn bè, họ hàng chung vui.
[caption id="attachment_1066" align="aligncenter" width="600"] phong tục cưới hỏi 2 lần của người Việt Nam[/caption]
Trong lần đón dâu thứ nhất, cô dâu ở lại nhà chú rể 1 đêm nhưng 2 người không được động phòng mà phải ngủ riêng. Sáng sớm hôm sau, cô dâu sẽ tự quay lại nhà mẹ đẻ trước 8h sáng và không cho ai biết, chú rể cũng không được đưa cô dâu về. Tới ngày cưới thật sự, chú rể sẽ lại rước dâu như bình thường và lần này cô dâu chính thức ở lại nhà chồng sau khi đã trải qua 2 lần đón dâu.
Ở miền Nam, thủ tục đón dâu được rút gọn hơn, 2 lần đón dâu được tiến hành luôn trong ngày cưới. Khi rước dâu, chú rể đưa 1 phù rể đi cùng, chú rể chuẩn bị 2 bó hoa, 1 bó hoa chính, 1 bó hoa phụ do phù rể cầm.
Khi chú rể được phép lên phòng đón cô dâu xuống chào họ hàng thì phù rể sẽ là người đi trước. Phù rể sẽ mở cửa phòng cô dâu trước tiên rồi trao cho cô dâu bó hoa phụ. Cô dâu nhận hoa nhưng bỏ hoa phụ đi ngay và coi như đã trải qua 1 “lần đò”. Lúc này, chú rể thực sự mới tiến đến trao bó hoa cưới cho cô dâu, cùng cô dâu xuống nhà chào họ hàng 2 bên. Với cách rút ngọn này, đôi uyên ương sẽ không cảm thấy mệt mỏi mà vẫn làm theo đúng ý cha mẹ.
2/ Những thứ cần chuẩn bị
Nhà trai sẽ chuẩn bị 2 bó hoa cưới để trao cho cô dâu trong ngày ăn hỏi và ngày cưới, hoặc trao cùng trong lễ đón dâu ngày cưới.
Cô dâu cần chuẩn bị chu đáo cả áo dài và váy cưới để diện trong 2 ngày trọng đại.
Khi đón dâu 2 lần, cô dâu sẽ phải ngủ lại 1 đêm ở nhà trai nên cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cá nhân cũng như quần áo để mặc tại nhà chú rể trong ngày “đón dâu thử” và sáng hôm sau trở về nhà mẹ đẻ.
cưới hỏi 2 lần của người Việt Namkinh nghiệm đám cướiphong tục cưới hỏi 2 lầnphong tục cưới hỏi 2 lần của người Việt NamTìm hiểu phong tục cưới hỏi 2 lần của người Việt Nam
Một số ý kiến theo quan niệm xưa cho rằng, con gái có tuổi “Đinh, Nhâm, Quý, Giáp” thường phải lấy 2 đời chồng hoặc các cô gái lấy chồng vào tuổi 1, 3, 6, 8 (tuổi tính theo âm lịch) không tốt. Vì thế tất cả những cô dâu này khi lấy chồng sẽ phải tổ chức đám cưới 2 lần.
Đây là thủ tục rườm rà và mang tính tâm lý, tuy nhiên nếu 2 gia đình đã thống nhất và đôi uyên ương không thể trái ý cha mẹ thì cả 2 cần tìm hiểu rõ thủ tục để đám cưới diễn ra suôn sẻ và không gây nên nhiều mệt mỏi cho cô dâu chú rể.
Theo đó, thủ tục được tiến hành như sau: Sau lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ đón cô dâu về nhà luôn và tới ngày hôm sau, cô dâu phải tự quay lại nhà mẹ đẻ mà không để ai biết, kể cả chú rể.
1/ Hình thức tiến hành
Hiện nay, các gia đình thường chọn lễ ăn hỏi là dịp đón dâu lần 1, đến ngày cưới, nhà trai lại đón cô dâu về lần 2. Sau khi làm lễ ăn hỏi, chú rể được phép lên phòng cô dâu, trao hoa cưới cho cô dâu rồi đón cô về nhà. Trong lễ đón dâu lần 1, cô dâu chú rể không trao nhẫn hay quà tặng nhưng vẫn giữ nguyên thủ tục thắp hương, trình diện trên bàn thờ tổ tiên. Sau đó 2 gia đình có thể tổ chức tiệc nhỏ gọn tại nhà để mời bạn bè, họ hàng chung vui.
[caption id="attachment_1066" align="aligncenter" width="600"] phong tục cưới hỏi 2 lần của người Việt Nam[/caption]
Trong lần đón dâu thứ nhất, cô dâu ở lại nhà chú rể 1 đêm nhưng 2 người không được động phòng mà phải ngủ riêng. Sáng sớm hôm sau, cô dâu sẽ tự quay lại nhà mẹ đẻ trước 8h sáng và không cho ai biết, chú rể cũng không được đưa cô dâu về. Tới ngày cưới thật sự, chú rể sẽ lại rước dâu như bình thường và lần này cô dâu chính thức ở lại nhà chồng sau khi đã trải qua 2 lần đón dâu.
Ở miền Nam, thủ tục đón dâu được rút gọn hơn, 2 lần đón dâu được tiến hành luôn trong ngày cưới. Khi rước dâu, chú rể đưa 1 phù rể đi cùng, chú rể chuẩn bị 2 bó hoa, 1 bó hoa chính, 1 bó hoa phụ do phù rể cầm.
Khi chú rể được phép lên phòng đón cô dâu xuống chào họ hàng thì phù rể sẽ là người đi trước. Phù rể sẽ mở cửa phòng cô dâu trước tiên rồi trao cho cô dâu bó hoa phụ. Cô dâu nhận hoa nhưng bỏ hoa phụ đi ngay và coi như đã trải qua 1 “lần đò”. Lúc này, chú rể thực sự mới tiến đến trao bó hoa cưới cho cô dâu, cùng cô dâu xuống nhà chào họ hàng 2 bên. Với cách rút ngọn này, đôi uyên ương sẽ không cảm thấy mệt mỏi mà vẫn làm theo đúng ý cha mẹ.
2/ Những thứ cần chuẩn bị
Nhà trai sẽ chuẩn bị 2 bó hoa cưới để trao cho cô dâu trong ngày ăn hỏi và ngày cưới, hoặc trao cùng trong lễ đón dâu ngày cưới.
Cô dâu cần chuẩn bị chu đáo cả áo dài và váy cưới để diện trong 2 ngày trọng đại.
Khi đón dâu 2 lần, cô dâu sẽ phải ngủ lại 1 đêm ở nhà trai nên cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cá nhân cũng như quần áo để mặc tại nhà chú rể trong ngày “đón dâu thử” và sáng hôm sau trở về nhà mẹ đẻ.